Ngày 11.11,ànQuốccótănghạnngạchtiếpnhậnlaođộngViệtNamtrongnăsex nezuko Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung đã có cuộc làm việc với tân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young Sam về các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực lao động giữa hai nước.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Việt Nam đã đưa được hơn 127.000 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Bộ LĐ-TB-XH phấn đấu cả năm 2023 đạt mục tiêu từ 11.000 - 12.000 lao động xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc.
Ông Đào Ngọc Dung đánh giá, Chương trình EPS được triển khai một cách hiệu quả, công bằng, khách quan, minh bạch, mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như góp phần đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc; làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác lao động giữa hai quốc gia nói chung cũng như mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
"Để hợp tác trong lĩnh vực lao động xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, chúng tôi đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình EPS trong thời gian tới. Đồng thời, mở rộng các ngành nghề tiếp nhận mới mà phía bạn đang có nhu cầu như lao động kỹ thuật lành nghề, điều dưỡng, công nghệ thông tin...", ông Dung bày tỏ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng mong muốn phía Đại sứ quán Hàn Quốc phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) thiết lập mạng lưới kết nối cung - cầu việc làm cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước với các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động hồi hương để người lao động phát triển sự nghiệp, kinh tế gia đình của mình bền vững, góp phần giảm tỷ lệ ở lại cư trú bất hợp pháp khi hết hạn hợp đồng; đồng thời, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Ghi nhận những đề xuất của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, ông Choi Young Sam cho biết, những năm gần đây, Hàn Quốc ngày càng thiếu hụt nhân lực. Hàn Quốc đánh giá cao tay nghề cũng như phẩm chất của người lao động Việt Nam. Do đó, trong tương lai, Hàn Quốc mong muốn mở rộng hơn nữa việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, không chỉ trong những ngành nghề truyền thống như sản xuất, xây dựng… mà còn tiếp nhận lao động trong những ngành nghề mũi nhọn như công nghệ thông tin.
"Chúng tôi sẽ đề cập với Chính phủ Hàn Quốc và hy vọng đề xuất này sẽ sớm được thực hiện trong thời gian tới. Thực tế năm 2023, chúng tôi cũng đã tăng hạn ngạch của Chương trình EPS. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có kế hoạch mở rộng thêm ngành nghề để tạo công ăn việc làm cho lao động nước ngoài. Về chương trình lao động thời vụ, phía Hàn Quốc đang nỗ lực kết nối với các địa phương, thời gian tới chương trình này sẽ được mở rộng hơn nữa", Đại sứ Choi Young Sam chia sẻ.
Liên quan đến Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc ký kết tại Hàn Quốc vào tháng 12.2021, phía Hàn Quốc đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, mong muốn hai bên sẽ sớm thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để thỏa thuận được thống nhất, đi đến ký kết trong năm 2023 và có hiệu lực.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, Bộ LĐ-TB-XH đã có công văn lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và gửi phản hồi của Việt Nam cho Hàn Quốc; tháng 12 tới sẽ giao một thứ trưởng làm trưởng đoàn Việt Nam sang Hàn Quốc ký kết thỏa thuận hành chính với phía Hàn Quốc.
Đối với lao động Hàn Quốc sang làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, Việt Nam trân trọng và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho người lao động, chuyên gia, nhà quản lý Hàn Quốc đến làm việc. Hiện có trên 9.000 lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam, trong đó chủ yếu làm việc tại các vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành…